BỆNH HẠI TRÊN HOA HỒNG và SÂU HẠI HOA HỒNG xảy ra thường khiến nhà vườn đau đầu. Để đạt hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại, không chỉ bắt đúng bệnh cây, mà còn ở kỹ thuật phun thuốc đúng liều lượng, luân phiên thuốc liên tục. Ngoài ra, có một bí quyết không thể không nhắc tới là việc hạn chế phun phân bón hóa học qua lá, giữ cho bộ lá khỏe mạnh và ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ để giúp cho cây khỏe mạnh từ gốc rễ, là cơ sở cho cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên nhất.
PHẦN I. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HOA HỒNG
* Bệnh phấn trắng
Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thường không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc Score 250 ND liều lượng 0,2 – 0,3 lít/ha (nồng độ 10 ml/bình 8 lít) , Anvil 5SC liều lượng 1 lít/ha

* Bệnh đốm đen
Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít; Đồng ôxyclorua 30 BTN 70 g/bình 8 lít, Anvil 5SC 12 –15 ml/bình 8 lít.

* Bệnh gỉ sắt
Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc, thuốc phòng trừ là Kocide 10 – 15 g/ bình 8 lít, Vimonyl 72 BTN 50 g/bình 8 lít, Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít.

* Bệnh thán thư
Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh thường có dạng hình tròn nhỏ, hình thành từ chót lá, mép lá hoặc ở giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạc hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen.
Trên thân cành bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng, sau chuyển qua màu nâu, cành bị bệnh suy yếu, dễ gãy. Trên hoa và đài cũng có thể bị bệnh nhưng ít gặp hơn. Bệnh gây hại nặng vào mùa xuân.
Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng một trong các thuốc: Eugenol (Lilacter 0.3 SL); Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG ); Trichoderma + K-Humate + Fulvate + Chtosan + Vitamin B1(Fulhumaxin 5.65SC) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.

* Bệnh rệp vẩy nến
Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến trên Hoa hồng
Cây hoa hồng được trồng ở nơi thiếu nắng, cây được tưới nước quá nhiều hoặc không khí ẩm quá lâu thường là nguyên nhân gây bệnh này. Cách chữa trị bệnh cây hoa hồng: Đây là hình ảnh cây lúc bị bệnh quá nặng, đầu tiên các bạn phải cách ly cây với các cây hoa hồng khác hoặc với các cây leo khác nếu có thể. Nếu bệnh này để quá lâu thì rệp sẽ ăn hết diệp lục của cây làm cây không phát triển được và chết.
Đầu tiên các bạn lấy bìa cactoong hoặc nhựa cứng cạo nhẹ nhàng hết tất cả các rệp đó ở từng vị trí (chú ý cạo hết tất cả các nơi có rệp nếu ko nó lại đẻ và sinh sôi ra). Khi cạo các bạn nhớ hứng lấy hết rệp sâu bệnh đó rồi đốt đi không con rệp đó lại sinh sôi lây lan ra các cây khác.
Đồng thời các bạn mua thuốc rệp vảy nến phun trừ cho toàn bộ cây hồng bị bệnh và cả các cây hoa hồng khác nếu có theo hướng dẫn trên bao bì. Với bệnh này các bạn làm càng sớm càng tốt để cây không bị ảnh hưởng, nặng thêm gây chết cây rất tiếc.

* Bệnh héo Verticillium. (Bệnh chết thân, chết cành)
Trên các ngọn bị héo nhưng vẫn còn xanh, các lá thấp dưới bị vàng, ban đêm có thể hồi phục nhưng sau vài ngày cả phần ngọn cũng chuyển sang màu vàng sau cùng là màu nâu, tàn úa và chết, thường bắt đầu chết từ ngọn đi xuống. Trên hoa bị những vệt đen dọc theo chiều dài của cánh hóa.
Bệnh hại nặng trong mùa hè khi thời tiết bị khô hạn, hoa hồng trồng ngoài trời ít bị bệnh này hơn hoa hồng được trồng trong nhà kính.
- Nguyên nhân: do nấm Verticillium albo-atrum Berth, bào tử đính là một tế bào trong suốt có dạng hình cầu được đính trên các cành bào tử phân sinh. Nấm này truyền được qua các mô, mắt ghép trong quá trình cấy mô.
- Phòng trừ: do nguồn bệnh tồn tại trong đất rất lâu nên trước khi trồng cần khử trùng bằng hóa chất như formol 3% hoặc bằng một số thuốc trừ sâu như Basudin.SCORE 250 EC.. Tuy nhiên bệnh này rất khó phòng trừ cho hoa hồng trồng ngoài đồng với diện tích lớn.

PHẦN II: SÂU BỌ HẠI TRÊN HOA HỒNG
1. Rệp (Macrosiphum rosae)
Rệt có 4 cặp chân dài màu vàng nhạt, chiều dài của nhện cái là 0.2mm. Con đực nhỏ hơn. Mình hình bầu dục; hơi nhọn lại ở đuôi; hai đốt cuối màu đỏ chói. Rệp phá hại trên thân, lá, ngọn non cây hồng. Rệp trưởng thành dài 3-4mm, nhìn chung có màu xanh nhạt, có khi màu đỏ vàng xám.
Biện pháp phòng trừ:
Kết hợp với các đợt cắt tỉa, cắt bỏ cành và lá bị rệp hại để tiêu huỷ. Ngoài ra có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất: Abamectin, Emamectin-Benzoate, Cypermethrin.

2. Bọ trĩ: (Frankliniella sp.)
Bọ trĩ trưởng thành rất nhỏ, dài dưới 1mm, màu vàng nhạt, đuôi nhọn, cánh dài và mảnh, xung quanh cánh có nhiều lông tơ. Bọ non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt.
Biện pháp phòng trừ:
Khi thấy có triệu chứng trên lá non, phun thuốc liên tiếp 3 ngày. Sau đó phun phòng ngừa 2-3 tuần 1 lần.
Sử dụng thuốc: Emamectin benzoate(Susupes 1.9 EC); Imidacloprid + Pyridaben (Hapmisu 20EC); Spinetoram (Radiant 60 EC) với nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.

3. Nhện Đỏ
Nhện đỏ rất nhỏ, nhện non màu vàng cam. Trưởng thành, con cái mình tròn màu đỏ tươi ở phần bụng và đỏ xẫm ở phần hông. Hai bên lưng có nhiều đốm đen chạy dài từ ngực xuống cuối bụng.
Biện pháp phòng trừ:
Dùng các loại thuốc như: Azadirachtin( Agiaza 4.5EC). Dầu hạt bông 40% + dầu đinh hương 20% + dầu tỏi 10% (GC – Mite 70DD). Emamectin benzoate( Map Winer 5WG; Tasieu 1.0 EC, 3.6 EC). Emamectin benzoate + Matrine ( Rholam super 12 EC)). Fenpyroximate (Ortus 5 SC); Fenpropathrin(Vimite 10EC), Milbemectin (Benknock 1 EC) liều lượng, nồng độ theo khuyến cáo.

4. Sâu xanh
Trưởng thành: Thân dài 15-20mm, màu nâu vàng. Cánh trước màu nâu vàng có 3 vân ngang hình lượn sóng, mép ngoài có 7 điểm đen xếp thành hàng.
Trứng: Hình bán cầu, đường kính 0,5mm. Lúc mới đẻ có màu trắng sữa, về sau chuyển sang màu vàng tro, mặt trên có nhiều gân dọc.
Sâu non: màu xám nhạt hoặc màu vàng nhạt. Đẫy sức dài 40mm
Nhộng: Dài 18-20mm, màu nâu sáng, nhẵn bóng, phía cuối bụng có một đôi gai ngắn màu đen.
Biện pháp phòng trừ:
Ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu xanh phá hại như lá, cành, nụ hoa… Luân canh với một số cây trồng khác họ.
Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc Abamectin ( Plutel 1.8, 3.6 EC; Reasgant 1.8EC, 3.6EC; Delfin WG; Thuricide HP) để phòng trừ.
