0986797459
Liên hệ
Mon couer là một trong những giống hồng ngoại dễ chăm nhất tại Việt Nam. Với đặc điểm là bộ lá bóng mượt, leo khoẻ bạn rất dễ dàng nhận ra Mon. Hoa mọc thành từng chùm sai với sắc hồng phấn đẹp, lâu tàn!
– Tên thường gọi: Mon Coeur rose. Tên gọi khác: Hồng leo Tuyết hồng
– Được nuôi dưỡng bởi: Takunori Kimura tại Nhật Bản trước năm 2012. Được giới thiệu tại Nhật Bản vào năm 2012 bởi Keihan Hirakata Nursery
– Màu sắc: hồng phấn
– Cỡ bông: Lớn (6 – 8 cm)
– Kiểu cánh: Cánh kép (có khi lên tới 100 cánh hoa)
– Hương thơm: Xạ hương
– Đặc tính: Thân leo (chiều cao 150 – 185 cm)
Hoa hồng leo Mon Coeur rose là giống hồng leo của Nhật, được lai tạo vào trước năm 2012. Mon Coeur rose có màu hồng phấn, cánh kép, cỡ bông lớn, hương thơm mùi xạ hương, ra hoa quanh năm và sinh trưởng vô cùng mạnh mẽ. Chắc chắn hoa hồng leo Mon Coeur rose sẽ không khiến bạn thất vọng đâu nhé.
Nếu trồng hoa hồng leo Mon Coeur rose trên chậu thì lưu ý nên chọn cỡ chậu hợp lý với tán cây. Chậu cần đủ lỗ thoát nước, không quá sâu nhưng cũng không được nông quá hạn chế sự phát triển của bộ rễ. Trồng chậu quan trọng nhất là giá thể trồng. Cần đảm bảo tiêu chí tơi xốp – giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Bạn muốn hạ thổ cây hoa hồng Anh Mon Coeur rose thì cần đào hố rộng hơn bầu cây có thể bón lót các loại phân hữu cơ và thêm xỉ than nếu cần. Lưu ý nếu cây trồng đất sau này bạn muốn đánh lên thì đừng lót phân nhiều trấu và xỉ than ở dưới nhé vì tơi quá có thể vỡ bầu khi đào lên.
Chọn chỗ đủ 6-8h nắng cho cây: hoa hồng Mon Coeur rose ưa nắng, giống hoa hồng này cần 6 tiếng nắng trở lên một ngày, 4-6 tiếng nắng cây vẫn có thể sinh trưởng bình thường nhưng cây thường yếu, ít hoa và cho hoa nhỏ. Dưới 4h nắng nguy cơ tèo rất cao nhá mọi người.
Trồng mật độ hợp lý và giữ cho vườn cây luôn thoáng mát và sạch sẽ: Thường thì mọi người chơi hồng hay cố nhét tất cả các cây vào một chỏm sân hoặc ban công bé tí. Điều này khiến cây dễ mắc các loại bệnh hại của hoa hồng hơn rất nhiều. Ngoài ra thường xuyên vệ sinh môi trường trồng, cắt tỉa lá vàng, lá sâu bệnh cũng giúp cây khoẻ mạnh hơn.
Bấm tỉa cây đúng kỹ thuật: Với các loại hoa hồng leo nhập ngoại việc bấm tỉa đúng kỹ thuật rất quan trọng. Thường bấm đi 3 – 4 nách lá và uốn cành vào giàn leo giúp cây nhanh bật mầm và mầm nụ ra to hơn. Từ đó cây mới sai hoa, cho bông to được.
Bón phân và tưới nước đầy đủ và cân đối: Hoa hồng hợp với các loại phân hữu cơ như phân gà, phân bò hoai bổ sung phân hữu cơ khoáng 301B, đặc biệt chế phẩm phân vi sinh là loại phân bón tốt nhất cho hoa hồng. Hạn chế sử dụng các loại phân vô cơ vì sẽ khiến đất trong chậu của bạn bị chai và phá huỷ hệ sinh thái trong đất. Hoa hồng phàm ăn nên bạn cần bón 7-10 ngày bón 1 lần nhé!
Tưới nước cho cây hoa hồng leo Mon Coeur rose cũng vô cùng quan trọng. Chỉ tưới nước khi bề mặt chậu se se khô, nên tưới buổi sáng, không nên tưới sau 6h tối (thường là 1 lần/ngày). Riêng đối với các cây hạ thổ tần suất tưới có thể ít hơn, 2 – 3 ngày/ lần tùy theo cảm nhận thời tiết. Sang hè nắng nóng nên tưới 2 lần/ ngày.
Phòng bệnh thường xuyên cho cây: Hoa hồng leo Mon Coeur rose có thể mắc một số bệnh thường gặp của hoa hồng. Bạn nên thường xuyên quan sát và áp dụng một số biện pháp phòng cho cây. Lưu ý là hạn chế sử dụng thuốc hoá học vì có thể gây độc cho môi trường sống và ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn và gia đình. Hãy sử dụng các loại thuốc sinh học cho hoa hồng để thay thế nhé!